Veneer là gì? Đặc điểm bề mặt veneer trên lõi gỗ công nghiệp
Veneer hay gỗ veneer là nguyên vật liệu nội thất được rất nhiều người quan tâm và yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được chúng có thực sự tốt. Thậm chí nhiều người còn không hiểu được veneer là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Hãy cùng hiểu rõ hơn về bề mặt veneer trong bài viết này nhé.
1. Veneer là gì?
Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0,6mm – 3mm. Chúng xuất hiện rất nhiều trong nội thất xe hơi, nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano, nội thất gia đình,…
Veneer được lấy từ gỗ tự nhiên, tuy nhiên gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên. Cốt gỗ veneer được làm từ cốt gỗ công nghiệp (HDF, MDF, MFC) được phủ bề mặt bằng lát gỗ tự nhiên là veneer. Chính vì vậy veneer và gỗ veneer không phải là một. Lớp veneer được phủ ngoài cốt gỗ công nghiệp mới được gọi là gỗ veneer. Do vậy nhìn bề ngoài, bạn sẽ không tìm thấy đặc điểm khác biệt giữa gỗ veneer và gỗ tự nhiên.
Hình ảnh miếng veneer sau khi lạng
Veneer ra đời, ứng dụng lên các sản phẩm nội thất là giải pháp thay thế tuyệt vời cho gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác quá nhiều. Từ một cây gỗ tự nhiên lâu năm, nhà sản xuất sẽ xẻ được nhiều miếng veneer và dán lên cốt gỗ công nghiệp, tạo nên những miếng gỗ veneer tiêu chuẩn, có chất lượng tốt mà có vẻ đẹp bên ngoài không khác gì gỗ tự nhiên. Đặc biệt là giá thành lại siêu rẻ, chúng phù hợp với những người yêu thích vẻ đẹp gỗ tự nhiên nhưng điều kiện tài chính còn hạn chế.
Veneer cũng mang lại cho khách nhiều lựa chọn của nhiều loại gỗ khác nhau mặc dù chúng phụ thuộc vào màu sắc và vân của loại gỗ được đem xẻ như: gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì, gỗ óc chó, gỗ thông,…
2. Quy trình sản xuất gỗ veneer
Quy trình sản xuất gỗ veneer bao gồm 7 công đoạn như sau:
Bước 1: Gỗ thịt để lạng veneer được xử lý qua các bước cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan,….
Bước 2: Sử dụng máy móc để lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.
Bước 3: Đem miếng veneer đi sấy khô công nghiệp, (không được phơi nắng ở nhiệt độ cao bởi chúng dễ gãy, giòn và cong vênh).
Bước 4: Chọn phần lõi gỗ công nghiệp theo mong muốn như MDF, MFC,… sau đó lăn phủ keo lên bề mặt cốt gỗ, tiếp đến dán veneer lên bề mặt đã phủ keo. (Keo được sử dụng là keo UF không độc hại kết dính nhanh, không thấm nước)
Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động.
Bước 6: Sử dụng máy chà nhám để xử lý bề mặt veneer được nằm cố định trên cốt gỗ giúp đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.
Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.
3. Gỗ veneer có đặc điểm gì?
Gỗ veneer mang trong mình đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Về bề mặt gỗ, gỗ veneer mang vẻ đẹp từ màu sắc và vân gỗ tự nhiên. Cốt gỗ mang các đặc điểm gỗ công nghiệp như dễ gia công và có khả năng chống nước cong vênh khá tốt, độ bền gỗ khá cao.
Tủ bếp gỗ veneer óc chó
Tuy nhiên, gỗ veneer thường không có độ cứng và bền bằng gỗ tự nhiên bởi cơ bản lõi của gỗ là gỗ công nghiệp. Nhưng các lõi gỗ công nghiệp ngày nay cũng được đánh giá rất cao bởi có cốt gỗ cấu tạo tốt, hàm lượng gỗ tự nhiên trong cốt gỗ cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần đông khách hàng có thu nhập vừa phải.
3.1. Ưu điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao bởi lớp veneer vốn từ nguồn gốc gỗ tự nhiên, vậy nên đường vân và màu sắc chúng hoàn toàn tự nhiên. Vẻ ngoài của chúng không thua kém gỗ tự nhiên. Bảng màu lựa chọn của gỗ veneer cũng khá là đa dạng nên khách hàng có thể lựa chọn tông màu mà mình yêu thích.
Giá thành của gỗ veneer luôn rẻ hơn gỗ tự nhiên nên khách hàng có ngân sách hạn chế có thể lựa chọn. Đặc biệt là những người yêu thích vẻ đẹp từ các đường vân của gỗ óc chó, hay gỗ tần bì thì đều có thể lựa chọn veneer để mang lại một sản phẩm tương tự nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều.
3.2. Nhược điểm của gỗ veneer
Khả năng chống thấm nước, chống xước kém hơn gỗ tự nhiên. MẶc dù được gia công kĩ lương nhưng chúng vẫn khá mỏng trên bề mặt gỗ công nghiệp nên vẫn có thể bị thấm nước nếu tiếp xúc trong bề mặt ẩm ướt lâu ngày. Đối với sản phẩm tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên để tránh nước ở lâu trên bề mặt tủ gây ẩm mốc.
Ngoài ra, chúng vốn là gỗ tự nhiên lạng mỏng dán lên gỗ công nghiệp nên quý khách hàng nên hạn chế việc tác dụng lực hoặc những vật nhọn dễ gây xước lên bề mặt.
Độ bền của gỗ veneer vẫn kém hơn gỗ tự nhiên
4. Ứng dụng của gỗ veneer trong thiết kế - thi công nội thất
Gỗ veneer có rất nhiều bề mặt gỗ để khách hàng lựa chọn cho từng không gian
Gỗ veneer được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế - thi công nội thất. cÁc sản phẩm được yêu thích sử dụng gỗ veneer phải kể đến như:
- Tủ rượu veneer gỗ óc chó: mang lại vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm phù hợp với những ông chủ đam mê với các loại rượu
- Tủ bếp veneer: đây được xem là sản phẩm được ứng dụng rất nhiều hiện nay. Đặc biệt là tủ bếp veneer gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào.
- Giường ngủ veneer: cũng là ứng dụng được nhiều người yêu thích bởi chúng mang lại vẻ đẹp ấm áp, gần gũi như gỗ tự nhiên.
- Sàn nhà gỗ veneer: thường là cốt gỗ HDF phủ gỗ veneer để mang lại khả năng kháng nước tốt. Đây cũng là cách tiết kiệm kinh tế khá tốt.
- Tủ quần áo gỗ veneer: mang lại độ bền tốt, màu sắc và vân gỗ như gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp sang trọng và ấm áp cho căn phòng.
- Kệ trang trí: Phù hợp với những không gian theo phong cách Scandinavian, Eco, Minimalist. Bởi các loại kệ được gia công từ ván gỗ veneer đều vô cùng tối giản, màu sắc tự nhiên, tươi sáng giúp cho căn phòng trở nên thoáng đãng, gọn gàng hơn.
Gỗ veneer là lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho không gian. Vậy nên nếu yêu thích gỗ tự nhiên nhưng kinh phí hạn hẹp thì hãy lựa chọn veneer để thay thế. Hi vọng qua bài viết này quý vị có thể hiểu được gỗ veneer là gì? Gỗ veneer có tốt không? Và ứng dụng của chúng trong đời sống.
Nếu vẫn còn thắc mắc về gỗ veneer cũng như các loại gỗ công nghiệp khác hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904666138.
Hiểu thêm về gỗ veneer và gỗ tự nhiên qua video: