[Góc tư vấn] Có nên làm tủ quần áo âm tường không?
Tủ âm tường là hình thức tủ không còn xa lạ trong thiết kế thi công nội thất. Tuy nhiên có nên làm tủ quần áo âm tường hay không vẫn đang còn là băn khoăn của rất nhiều người trong xây dựng nhà cửa. Hãy cùng điểm qua những ưu nhược điểm của tủ quần áo âm tường dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.
Thiết kế tủ âm tường và những ưu nhược điểm
Ưu điểm thiết kế tủ quần áo âm trong tường
Tủ âm tường được thiết kế bằng cách tận dụng phía trong hộc tường để làm thành tủ đựng quần áo và các vật dụng cần thiết mà không ảnh hưởng đến diện tích không gian. Đây là cách tận dụng vô cùng tốt trong không gian hạn chế. Bạn sẽ không cần phải lo lắng tìm kiếm và lựa chọn cho một chiếc tủ cho căn phòng ngủ của mình nữa.
Thiết kế tủ âm tường giúp căn phòng trở nên rộng rãi hơn
Các mẫu tủ thiết kế thường rất đơn giản, không phô trương hay cầu kỳ góp phần giúp căn phòng của bạn trở nên tiện nghi. Gia chủ có thể tận dụng tối đa diện tích sử dụng trong căn phòng chật hẹp bởi khi cửa tủ đóng lại, nó không khác gì mảnh ghép còn lại của bức tường. Một số tủ âm tường sử dụng cửa lùa không gây vương víu khi di chuyển sinh hoạt cũng là điểm cộng khá lớn.
Tủ âm tường khiến không gian trở nên sang trọng, thời thượng
Tủ âm tường thường không làm ảnh hưởng đến tổng thể thiết kế, dễ hòa hợp với tất cả các loại phong cách như: tân cổ điển, hiện đại, tối giản,… Tủ quần áo âm tường cũng khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc.
Tủ âm tường có thiết kế gọn gàng, giúp khắc phục nhiều yếu điểm thẩm mỹ trong cấu trúc của căn nhà như: khuông vuông vắn, tường không liền mạnh, lỗ hổng về không gian. Tủ âm tường chính là “mảnh ghép” hoàn hảo giúp hoàn thiện không gian nội thất.
Với phòng ngủ các bạn nên xem các mẫu phù hợp ở đây: Các mẫu tủ âm tường phòng ngủ đẹp không thể bỏ qua
Nhược điểm của thiết kế tủ quần áo âm tường
Tủ âm tường có thiết kế sâu trong hốc tường nên vị trí của tủ thường cố định. Nếu muốn thay đổi không gian thường xuyên sẽ không được. Ngoài ra, do ở hốc tường nên nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì tủ âm tường rất dễ bị hư hỏng và gặp nhiều khó khăn khi sửa chữa. Việc vệ sinh tủ cũng sẽ bị hạn chế hơn so với tủ áo quần truyền thống, bạn sẽ không thể kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm ở trong tủ. Vậy nên, bạn nên hạn chế lau chùi tủ bằng dụng cụ ẩm ướt.
Tuy nhiên, thiết kế tủ âm tường cũng có nhiều nhược điểm mà gia chủ cần lưu ý
Các mẫu tủ quần áo âm tường đẹp nhất hiện nay
Dưới đây sẽ là một số mẫu tủ âm tường đang được rất nhiều gia chủ yêu thích lựa chọn. Sử dụng tủ âm tường trong thiết kế phòng ngủ chính là phương pháp mang lại thẩm mỹ lận tiện nghi.
Tủ âm tường giúp phòng ngủ nhỏ trở nên rộng rãi hơn
Tủ âm tường kết hợp bàn trang điểm tạo nên tổng thể không gian thú vị
Tủ âm tường tận dụng những khoảng trống để làm tủ, từ đó "là phẳng" không gian
Màu sắc của tủ âm tường phu thuộc vào màu chủ đạo của không gian
Tủ âm tường thường thiết kế ở góc phòng, tận dụng những góc chết
Thiết kế tủ âm tường cho phòng ngủ các con
Tủ âm tường màu trắng được làm từ gỗ công nghiệp
Mẫu tủ âm tường từ gỗ công nghiệp - Phong cách hiện đại
Hiện nay, các KTS của NaD rất thường hay sử dụng tủ âm tường trong thiết kế thi công nội thất. Tùy thuộc vào từng kết cấu không gian, phong cách thiết kế để đưa ra những dáng tủ phù hợp. Tủ âm tường không chỉ sử dụng ở trong phòng ngủ mà còn được vận dụng ở phòng khách.
Xem thêm: Mẫu thiết kế tủ âm tường phòng khách đẹp cho nội thất nhà nhỏ
Những lưu ý khi làm tủ quần áo âm trong tường
Vị trí đặt tủ quần áo âm tường
Tủ quần áo âm trường thường cố định, không thể dịch chuyển nên trước khi quyết định làm tủ, bạn cần xác định được vị trí chính xác của của tủ nằm ở đâu.
Tủ âm tường được đặt ở khu vực khoảng trống hốc sâu trong tường
Một số vị trí của tủ thường được tận dụng làm tủ âm tường như gầm cầu thang, hốc tường, góc phòng bị thụt vào trong,… , đặc biệt là những ngôi nhà cao tầng thường tạo ra những khoảng trống không liền mạch. Và để tận dụng phần không gian này, những KTS thường thiết kế riêng những chiếc tủ quần áo âm tường có kích thước đặt vừa những hốc tường này để vừa che đi những khoảng trống lại vừa có thể tận dụng phần không gian không liền mạch này làm nơi lưu trữ đồ đạc cho gia chủ.
Tủ âm tường thường được đặt ở mảng tường song song với giường ngủ
Gia chủ không nên làm tủ quần ở khu vực gần phòng tắm, tiểu cảnh,… vì nơi đó có độ ẩm cao, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thợ của tủ. Nếu không thể tránh được khu vực này, bạn có thể dán gạch men toàn bộ phần tường để tránh bị ẩm ngấm vào trong hoặc đóng tủ rời loại MFC chống ẩm, chống nước.
Nên hạn chế để tủ âm tường ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với thời tiết
Tủ âm tường kết hợp với kính trong suốt - Phong cách hiện đại
Ngoài ra, gia chủ không nên đặt tủ âm tường ở vị trí tường nhà thường xuyên tiếp xúc với thời tiết. Trường hợp bất khả kháng, gia chủ có thể sử dụng gỗ nhựa PVC để chống ẩm mốc.
Chất liệu làm tủ quần áo âm tường cho phòng ngủ
- Tủ âm tường bằng gỗ tự nhiên
Mẫu tủ âm tường từ gỗ tự nhiên
- Tủ âm tường bằng gỗ công nghiệp
Mẫu tủ gỗ công nghiệp đơn giản ở vị trí hộc tường
- Tủ âm tường bằng gỗ nhựa PVC
Tủ âm tường bằng gỗ nhựa cho cảm giác như gỗ thật
- Xem chất liệu bằng nhựa: Các thiết kế tủ âm tường bằng nhựa 'hot' nhất 2021
- Xem chất liệu bằng bê tông: Thiết kế tủ âm tường bê tông và những lưu ý không nên bỏ qua
Kích thước làm tủ âm tường
Về độ sâu của tủ âm tường: 55- 60cm là chiều sâu lý tưởng nhất. Chiều cao của tủ nên chạm trần nhà hoặc chạm nóc vị trí bạn đóng tủ để tạo nên tổng thể liền mạch.
Tủ âm tường chính là mảnh ghét nối liền mạch tổng thể không gian
Kỹ thuật đóng tủ âm trong tường
“Khó nhằn nhất vẫn là thi công tủ quần áo âm tường”, đó là chia sẽ của những kỹ thuật viên thi công tủ quần áo âm tường. Bởi kỹ thuật lắp đặt tủ quần áo âm tường khá phức tạp, phụ thuộc vào kích thước, hình dáng của khoảng trống đặt tủ. Để đóng được tủ âm tường cần có nhiều kỹ thuật khác nhau, phù hợp với từng điều kiện của mặt bằng. Các cách làm tủ quần áo âm trong tường:
- Cách 1: Cấy khuôn bao vị trí rồi gắn cửa, gắn nẹp xung quanh, tạo ra sự chắc chắn, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên cách này kỳ công và tốn chi phí hơn.
- Cách 2: Đóng nguyên tủ rồi đẩy vào ô trống tường đã có sẵn. Cách này đơn giản hơn tuy nhiên bạn cần phải đo đạc kích thước một cách chính xác trước khi làm tủ. Với cách này, gia chủ có thể kéo tủ ra thay thế khi muốn thay đổi phong cách.
Kỹ thuật trong thi công tủ âm tường rất quan trọng để tạo nên thẩm mỹ không gian
Dù làm theo phương pháp nào cũng cần cẩn thận và chính xác. Đặc biệt là phải làm thêm nẹp hoặc kê chân. Trong quá trình nẹp phải chú ý đảm bảo sự chắc chắn cũng như tính thẩm mỹ cho tốt. Ngoài ra, nên sơn hậu sau khi đóng tủ để chống ẩm mốc. Lớp sơn càng chỉn chu càng chất lượng.
Hi vọng qua những ưu nhược điểm và lưu ý mà KTS của công ty nội thất cao cấp NaDu chỉ ra, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên làm tủ âm tường hay không. Nếu cần được tư vấn thiết kế thi công cho không gian của mình, hãy liên hệ ngay hotline 0904666138 để được tư vấn trực tiếp.
HM