“Nghìn lẻ một” cách thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp siêu tiện nghi
Hiện nay, nhà ống đang là lựa chọn của rất nhiều người bởi kiểu dáng phong cách độc đáo. Điều này đồng nghĩa với việc thiết kế nội thất nhà ống càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là các không gian đăc thù thường xuyên được sử dụng như phòng bếp. Vậy thiết kế phòng bếp nhà ống thế nào để vừa có không gian đẹp vừa tiện nghi? Dưới đây sẽ là những gợi ý tham khảo của NaDu dành cho bạn.
1. Đặc điểm thiết kế phòng bếp nhà ống
Nhìn chung, diện tích nhà ống thường dài về chiều sâu nhưng hạn chế về chiều ngang. Vậy nên, các không gian như phòng bếp sẽ bị hạn chế về diện tích sử dụng cũng như độ thông thoáng trong phòng, luồng ánh sáng tự nhiên cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo. Để thiết kế phòng bếp nhà ống trở nên “dễ thở” hơn, các kiến trúc sư thường sẽ vận dụng các phương pháp liên kết không gian như: sử dụng chung không gian cho phòng ăn và phòng bếp, phòng bếp và phòng khách liên thông.
Phòng bếp liên thông với phòng khách - Design by NaDu
Tầng 1 nhà ống sẽ được chia ra 2 không gian: phòng khách và phòng bếp trên một mặt bằng diện tích. Phía ngoài sẽ sử dụng làm phòng khách và phía trong được sử dụng làm phòng bếp.
Vì thế phòng bếp sẽ trở nên thiếu ánh sáng do nằm ở phía trong cùng của mặt bằng. Điều này khiến chủ nhà gặp không ít khó khăn trong việc thiết kế phòng bếp sao cho vừa tiết kiệm diện tích, vừa thẩm mỹ vừa đồng bộ hóa với cả căn nhà.
Sử dụng phòng bếp và phòng ăn trên cùng một không gian
2. Cách thiết kế phòng bếp cho nhà ống
Diện tích phòng bếp cho nhà ống
Tùy theo diện tích căn nhà mà các kiến trúc sư sẽ phân chia không gian phù hợp. Thường thì phòng bếp sẽ có diện tích từ 15m2 – 25m2 – 30 m2. Với diện tích phòng bếp nhà ống chỉ 15m2, gia chủ cần dùng thước lỗ ban nội thất để việc sắp đặt các thiết bị nội thất hợp lý, đúng vị trí, phát huy công năng và bảo đảm tính phong thủy cho nhà của mình.
Dáng bếp chữ L cho phòng bếp nhà ống
Phòng bếp được liên thông với phòng khách sẽ được phân chia điện tích bằng nhau hoặc phòng khách sẽ rộng hơn một chút tùy theo yêu cầu của gia chủ hoặc sự sắp xếp của kiến trúc sư.
Màu sắc phòng bếp nhà ống
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong việc mang lại “cảm giác” trong không gian nhỏ. Thiết kế phòng bếp nhà ống cũng vậy, ngoài việc giúp toàn bộ căn phòng hài hòa về phong thủy, màu sắc của bếp bao gồm: màu sơn tường, các thiết bị về nội thất,… cũng quyết định đến cảm nhận của gia chủ khi sống trong không gian này.
Sử dụng gam màu trung tính cho phòng bếp nhà ống có diện tích nhỏ
Khi thiết kế bếp đẹp đầy đủ tiện nghi thường hội tụ khá nhiều yếu tố phong thủy, vậy nên hãy chọn cho không gian này gam màu tươi sáng như: trắng, xanh, vàng, be, hồng,.. để mang lại may mắn. Với màu này bạn có thể dễ dàng lựa chọn nội thất có màu sắc phù hợp, các vật dụng phòng bếp cũng dễ phối màu hơn. Ngoài ra, gam màu trắng cũng giúp không gian sáng hơn khi tương phản với ánh sáng tự nhiên hoặc đèn, giúp phòng bếp trở nên thông thoáng, rộng rãi.
Màu sắc phòng bếp tăng tính phong thủy
Hướng phòng bếp nhà ống
Với những khu vực đông đúc dân cư như ở các thành thị lớn, lựa chọn được nhà ở phù hợp với kinh tế, vị trí địa lý là cả một quá trình vất vả. Vậy nên, việc tìm nhà hợp với tuổi cũng không hề dễ dàng. Để “cứu” những căn nhà có hướng không hợp với tuổi gia chủ, hướng bếp sẽ là nơi “bù” lại, mang lại tài vận cho chủ nhà.
Nên chú ý đến hướng phòng bếp để tăng thêm phần may mắn cho gia đình
Với thiết kế phòng bếp nhà ống, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không nên để bếp ngược với hướng nhà, (tức bếp không quay lại với hướng nhà) khiến cho mọi việc không thuận lợi
- Hướng bếp phòng không thẳng với cửa chính, điều này sẽ khiến các hung khí vào thẳng phòng bếp anh hưởng đến gia tài của chủ nhà và sức khỏe của gia đình.
Thiết kế phòng bếp và phòng khách liên thông
Phòng bếp và phòng khách liên thông là thiết kế tối ưu cho mọi loại hình nhà ở như chung cư 2 phòng ngủ, nhà ống,… Kể cả những căn nhà có diện tích lớn, thiết kế liên thông là cách xây thông minh giúp tận dụng tối đa được không gian của căn nhà. Tuy nhiên với cách xây này, từ không gian phòng khách, bạn sẽ nhìn được bao quát không gian phòng bếp. Điều này đồng nghĩa với việc không gian cả 2 phòng sẽ phải luôn gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
Nên thiết kế phòng bếp và phòng khách liên thông với nhau
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể kết hợp phòng bếp và phòng ăn chung để tiết kiệm diện tích sử dụng, thuận tiện trong việc di chuyển nấu nướng, rút ngắn thời gian, khoảng cách khi ăn uống.
Nên sử dụng phòng bếp chung với phòng ăn
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến việc mùi thức ăn, khói, dầu mỡ sẽ dễ khiến không khí ngột ngạt, các phòng khác bị ảnh hưởng. Với kiểu thiết kế này, chủ nhà cần khắc phục bằng hệ thống khử mùi và làm mát.
Sử dụng dáng bếp chữ I hoặc chữ L
Bếp chữ L và I là kiểu dáng phù hợp với thiết kế phòng bếp nhà ống đơn giản, đẹp. Dáng bếp này vừa đơn giản, hiện đại và còn tiết kiệm được khá nhiều không gian. Các phần còn lại của bếp sẽ ưu tiên đặt các nội thất nhà bếp như: tủ lạnh, bàn ăn,…
Dáng bếp chữ I
Dáng bếp chữ L
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng luôn là chất xúc tác cực kì tốt trong việc giải phóng không gian chật, hẹp. Nên sử dụng cửa sổ ở khu vưc bếp để có ánh sáng tự nhiên, nếu không hãy sử dụng hệ thống đèn nhân tạo: đèn trần, đèn chùm trang trí,...
Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên cho bếp
Thiết kế tủ bếp
Bạn nên đồng nhất thiết kế dáng bếp với tủ bếp như dáng chữ I hoặc chữ L. Các tủ bếp cần thiết kế đơn giản, hộc tủ rộng rãi đựng được các vật dùng cần thiết như: gia vị, bát đũa, nồi,… Màu sắc tủ bếp thường là màu phù hợp với toàn bộ thiết kế của bếp, hài hòa với không gian, chất liệu bền đẹp, không mối mọt.
Tủ bếp có hình đáng đồng nhất với kệ bếp
Sử dụng nội thất thông minh
Thiết kế phòng bếp nhà ống tiện ích thường sử dụng các nội thất thông minh, bố trí hợp lý. Các tủ treo tường sẽ có thiết kế giống với dáng kệ bếp chữ I, chữ L. Tủ bếp treo tường sẽ phát huy tối đa công năng đựng các vật phẩm nhà bếp. Các nội thất thông minh tích hợp nhiều chức năng trong một sẩn phẩm cũng là lựa chọn đáng lưu ý cho xu hướng thiết kế phòng bếp đẹp đầy tiện dụng, sang trọng và giàu tính sáng tạo.
Một số nội thất khác như: bàn ăn, ghế ngồi nên lựa chọn các kiểu dáng đơn giản, thanh mảnh, không chiếm quá nhiều diện tích.
Bàn ăn gỗ góc chó có kiểu dáng thanh mảnh, gọn gàng
Tối giản hóa đồ dùng nhà bếp
Để không gian trở nên thoáng đãng, gọn gàng bạn nên loại bỏ những đồ dùng thiết bị không cần thiết trong nhà bếp. Nên tận dụng tủ bếp để cất tất cả những vật dụng vào trong để phòng bếp không bị rối rắm, lộn xộn. Bạn nên sắp xếp các vật dụng thường xuyên sử dụng ở phía ngoài hoặc ở các hộc tủ gần, còn những vật dùng ít sử dụng vào các hộc tủ xa tầm với, ở phía trong.
Nên lược giản các đồ dùng nhà bếp không cần thiết
Trang trí bếp
Một số vật dụng để trang trí bếp như: chậu cây nhỏ xinh xắn, bình hoa, đèn chiếu sáng, bộ sản phẩm bát đũa cùng concept,… Ngoài ra, để không khí dễ chịu, đừng quên sử dụng hệ thống hút mùi, hút khói cho thiết kế phòng bếp cho nhà ống.
Nên sử dụng các nội thất trang trí bếp để không gian trở nên xinh đẹp và dễ chịu
Như vậy, NaDu đã hướng dẫn xong cách thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống đẹp. Hi vọng bạn sẽ sớm có được nhiều ý tưởng cho phòng bếp nói riêng và căn nhà của mình nói chung. Nếu vẫn còn băn khoăn trong việc thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình, hãy gọi điện ngay cho kiên trúc sư của NaDu để được tư vấn trực tiếp qua hotline 0904666138.
Nội thất NaDu Design
- Địa chỉ:E9, A10, KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0904.666.138
- Email:info.nadudesign@gmail.com
- Website: nadudesign.com
- Fanpage: facebook.com/nadudesigner
- Xưởng sản xuất: Số 8, lô 2, làng nghề Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội.
HM
Xem thêm: