Các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn, khoa học và hiện đại
Phòng vệ sinh là không gian chức năng không thể thiếu trong mỗi căn hộ.Nhưng, nhiều người vẫn thường xem nhẹ thiết kế căn phòng này và không đầu tư quá nhiều công sức khi xây dựng. Tuy nhiên, theo khoa học và phương tây thì đây là nơi họ dành nhiều tâm huyết để xây dựng và phát triển không gian. Vậy nên hãy cùng tham khảo các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hiện đại dưới đây để tạo cho mình không gian phù hợp nhé.
1. Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu là bao nhiêu?
- Kích thước nhà vệ sinh nhỏ cho gia đình
Một căn phòng vệ sinh có kích thước nhỏ thường sẽ khoảng từ 2,5m2 – 3m2. Diện tích này phù hợp với không gian nhà có diện tích hạn chế hoặc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Với diện tích nhỏ hẹp như vậy, nhà vệ sinh chỉ có thể lắp một vài vật dụng cơ bản như bồn cầu, bồn rửa mặt và vòi tắm hoa sén. Kích thước này được xem là kích thước cơ bản nên gia chủ không nên thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hơn nữa. Vì nếu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hơn sẽ gây khó cịu cho người sử dụng.
- Kích thước nhà vệ sinh vừa
Với nhà vệ sinh có kích thước vừa phả thường dao động từ 4m2 – 6m2. Đây được xem là diện tích chuẩn, phù hợp cho việc bố trí bồn cầu, lavabo rửa mặt, vòi hoa sen,..và một số vật dụng nội thất như tủ đồ vật dụng nội thất.
Kích thước nhà vệ sinh cỡ vừa thường được xây dựng ở nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự. Với diện tích này, gia chủ cũng có thể thiết kế tách biệt gian phòng tắm đứng bằng vách kính cường lực hoặc sử dụng bồn tắm nằm có rèm che với kích thước khoảng 120 x 90cm (bồn tắm hình chữ nhật) hoặc 90 x 90cm, 100cm x 100cm (bồn tắm có hình vuông). Nếu lựa chọn bồn tắm đứng cho nhà tắm, gia chủ nên chọn kính cường lực có độ dày từ 1 – 1,2cm để đảm bảo phòng tắm có khả năng cách nhiệt, ccachs âm và tạo sự an toàn cho người sử dụng.
- Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh lớn
Kích thước nhà vệ sinh lớn thường có diện tích 10 – 11m2 trở nên. Với những mẫu thiết kế phòng vệ sinh rộng lớn thì gia chủ có thể thoải mái trang bị các vật dụng hoặc nội thất hiện đại trong phòng vệ sinh để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình như: bồn tắm đứng, bồn tắm nàm, máy xông hơi, máy tấy tóc, máy sấy tay, bồn cầu, bồn rửa mặt, tủ đựng đồ,… thậm chí còn trang trí thêm cả những cây xanh hoặc tranh ảnh đều được.
Với những căn phòng vệ sinh có diện tích rộng rãi thoải mái, gia chủ có thể thoải mái sử dụng các vật dụng cần thiết để thư giãn và rũ bỏ được mệt mỏi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Đây cũng là lý do mà các KTS phương tây tập trung nhiều vào việc phát triển không gian nhà vệ sinh bởi đây là nơi thư giãn vô cùng hiệu quả cho chủ nhân.
Kích thước nhà vệ sinh lớn theo tiêu chuẩn thường được áp dụng cho những căn hộ có diện tích lớn, gia đình đông người nhằm thỏa mãn nhu cầu vệ sinh của nhiều người.
2. Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh hiện đại
Để thiết kế nhà vệ sinh hiện đại phù hợp với cuộc sống cũng như đảm bảo tính khoa học, gia chủ cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn vị trí xây dựng nhà vệ sinh phù hợp và đúng phong thủy. Thông thường thì nhà vệ sinh thường sẽ đặt ở khu vực khuyết điểm của ngồi nhà, khu vực méo đất, góc nhọn của căn hộ, hoặc dưới gầm cầu thang. Ngoài ra, nhà vệ sinh cần tránh xa khu vực bếp, bàn thờ vì đây được xem là điều vô cùng cấm kị trong phong thủy phòng ngủ.
- Cần xác định được rõ mục đích khi xây dựng và kích thước xây dựng nhà vệ sinh. Đảm bảo phòng vệ sinh đạt được diện tích tối thiểu và đáp ứng được chức năng chính là đi vệ sinh và tắm gội. Còn nếu những nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang thì chỉ nên sử dụng để đi vệ sinh.
- Vị trí lắp cwara nhà vệ sinh không nên để đối diện với cửa phòng ngủ, đối diện nhà bếp và các phòng chức năng khác trong nhà, không nên để cửa nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào. Vì theo phong thủy, đây là cách bố trí không phù hợp cho sự phát triển của chủ nhân, ảnh hưởng đến tài vận cũng như sức khỏe của mọi người trong gia đình.
- Hãy đảm bảo nhà vệ sinh luôn thông thoáng, hạn chế sự ẩm ướt. Nên thiết kế sàn nhà vệ sinh âm sàn để tránh việc vướng nước ra các khu vực xung quanh. Gia chủ cũng có thể sử dụng thêm quạt thông gió, máy hút mùi để đảm bảo được sự thông thoáng, hạn chế vi khuẩn gây bệnh trong phòng. Ngoài ra, thiết kế nhà vệ sinh nên lưu tâm đến vấn đề ánh sáng của phòng để mang lại nguồn năng lượng tố và tạo cảm giác luôn dễ chịu, sạch sẽ và khô thoáng cho nhà vệ sinh.
- Với những nhà cao tầng thì nhà vệ sinh nên đặt trên cùng một trục thẳng đứng để xử lý việc cung cấp nước cũng như thoát nước dễ dàng hơn. Nếu cùng một tầng nhà mà buộc phải bố trí 2 phòng vệ sinh thì gia chủ nên thiết kế sao cho chúng “dựa lưng” vào nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống hộp kỹ thuật nhà vệ sinh.
Xem ngay Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà đúng phong thủy, tránh tai ương
3. Các mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp
Mẫu 01: Nhà vệ sinh đơn giản được đặt bồn tắm đứng có vách kính cường lực mang lại sự nghiên nghi trong sử dụng, tránh bị vướng nước ra sàn nhà
Mẫu 02: Nội thất trong nhà vệ sinh góp phần quyết định đến vẻ đẹp của không gian và sự tiện nghi khi sử dụng
Mẫu 03: Gia chủ có thể sử dụng thêm một số kệ trang trí, tu đựng đồ để tăng lưu trữ và làm đẹp cho không gian nhà vệ sinh
Mẫu 04: Mẫu nhà vệ sinh đơn giản với những nội thất cơ bản
Mẫu 05: Nhà vệ sinh nên sử dụng các loại gạch lát sàn cũng như ốp tường có tông màu sáng
Mẫu 07: Mẫu thiết kế nhà vệ sinh đơn giản nhưng tiện nghi cho những ai có kinh phí vừa phải
Mẫu 08: Mẫu nhà vệ sinh đơn giản nhưng vô cùng sang trọng khi sử dụng kiểu gạch ốp giả đá vô cùng sang trọng
Mẫu 09: Nhà vệ sinh sử dụng các tông màu trắng sáng mang lại cho người sử dụng cảm giác sạch sẽ và dễ chịu
Mẫu 10: Gia chủ có thể trang bị nhiều thiết bị vệ sinh, thư giãn khác nhau nếu nhà vệ sinh có diện tích tốt
Mẫu 11: Nhà vệ sinh có thể sử dụng thêm một số cây tiểu cảnh làm đẹp không gian và trang trí
Mẫu 12: Mẫu nhà vệ sinh sang trọng đơn giản nhưng khoa học và tiện nghi
Trên đây là những mẫu nhà vệ sinh đơn giản đẹp nhưng được thiết kế dựa trên nhân trắc học và thói quen của người Việt Nam để mang lại sự tiện nghi trong quá trình sử dụng. Hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: